Quy trình thực hiện khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp

Ngày đăng: 12/03/2024 08:33 AM

    1. Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động: Chìa khóa thành công của doanh nghiệp

    1.1. Quy định của Bộ Y tế về hoạt động khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp

    Để đảm bảo sức khỏe của người lao động trong các hoạt động sản xuất, Bộ Y tế đã ra quy định về việc thăm khám sức khỏe của cán bộ nhân viên của mỗi công ty.

    – Theo đó, hằng năm người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe tối thiểu là một lần cho cán bộ nhân viên của công ty. Đối với những người làm việc trong môi trường độc hại, công việc nặng nhọc, nguy hiểm,… hoặc người lao động khuyết tật, trẻ chưa vị thành niên thì cần phải được thăm khám sức khỏe định kỳ là 6 tháng/lần.

    – Các lao động là nữ thì nhất định phải có danh mục khám phụ khoa trong gói khám.

    – Người lao động quay trở lại làm việc sau khi mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn nghề nghiệp,… cần được chuyển sang công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.

    – Chi phí thực hiện thăm khám sức khỏe sẽ do doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm (Không bao gồm những danh mục người lao động tự đăng ký thêm).

     

    Bộ Y tế quy định người lao động cần được khám sức khỏe định kỳ ít nhất là 1 lần/năm

    1.2. Lợi ích của hoạt động khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp

    – Người lao động sẽ biết được tình trạng sức khỏe của bạn thân mình. Giúp phát hiện kịp thời những bệnh lý nguy hiểm, từ đó kịp thời ngăn chặn và cải thiện sức khỏe phù hợp.

    – Doanh nghiệp đảm bảo được nguồn nhân lực, sức khỏe duy trì sản xuất.

    – Giúp doanh nghiệp duy trì được nguồn nhân lực, giữ chân được người lao động tiếp tục đóng góp và cống hiến cho doanh nghiệp.

    – Giúp người lao động có phác đồ điều trị hợp lý cho bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống, an tâm lao động.

    2. Khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp là khám những gì?

    – Khám lâm sàng: Đo huyết áp, đo nhiệt độ cơ thể, đo cân nặng, đánh giá tình trạng sức khỏe cơ bản.

    – Xét nghiệm: Kiểm tra các chỉ số máu quan trọng như đường huyết, cholesterol, chức năng gan và thận, huyết áp, cũng như các yếu tố khác để đánh giá sức khỏe tổng quát. Đánh giá chức năng thận và các vấn đề khác có thể phát hiện qua nước tiểu.

    – Chẩn đoán hình ảnh: Đánh giá và phát hiện các vấn đề sức khỏe bên trong cơ thể mà không cần dùng biện pháp xâm lấn.

    3. Quy trình thực hiện khám sức khỏe cho người lao động

    3.1. Bước 1: Làm thủ tục

    Trước khi thực hiện các bước thăm khám sức khỏe, cán bộ nhân viên sẽ được hướng dẫn làm thủ tục. Tại đây, người khám sẽ được yêu cầu ghi một số thông tin cá nhân, bao gồm tiền sử bệnh lý, bệnh đang mắc phải để bác sĩ đưa ra những phương pháp thăm khám phù hợp.

    3.2. Bước 2: khám lâm sàng

    Khám lâm sàng sẽ bao gồm các danh mục như:

    – Đo huyết áp, đo chỉ số BMI,…

    – Khám tai mũi họng.

    – Khám răng hàm mặt.

    – Khám mắt.

    – Khám phụ khoa,…

    Những danh mục này giúp phát hiện những vấn đề sức khỏe ở các cơ quan tương ứng, cũng như có cái nhìn tổng quát về sức khỏe.

    Quy định về khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo thông tư mới nhất  - Bệnh viện Bãi Cháy

    Khám lâm sàng giúp kiểm tra tổng quát bên ngoài cơ thể, nhằm phát hiện những vấn đề bất thường

    3.3. Bước 3: Khám cận lâm sàng

    Xét nghiệm là quy trình không thể thiếu trong hoạt động thăm khám sức khỏe, mẫu vật được xét nghiệm là máu và nước tiểu. Qua việc xét nghiệm người lao động sẽ được phát hiện một số bệnh lý liên quan đến khoang ngực, ổ bụng, cũng như một số bộ phận như thận, gan,…

    3.4. Bước 4: Chẩn đoán hình ảnh

    Danh mục chẩn đoán hình ảnh trong gói khám sức khỏe doanh nghiệp sẽ bao gồm chụp X-quang ngực thẳng. Ngoài ra, người lao động cũng có thể thực hiện thêm một số danh mục chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, điện tim đồ,… nhằm phục vụ nhu cầu thăm khám của bản thân.

    3.5. Bước 5: Bác sĩ đọc kết quả

    Sau khi thực hiện tất cả những bước thăm khám bên trên và có kết quả. Cán bộ nhân viên sẽ quay trở lại phòng khám ban đầu để bác sĩ thực hiện đọc kết quả. Lúc này, hãy thật chú tâm lắng nghe kết luận của bác sĩ. Nếu kết quả không được như mong đợi, cũng đừng quá lo lắng, hãy tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Còn nếu kết quả vẫn tốt thì không được chủ quan mà phải cố gắng duy trì trạng thái ổn định của cơ thể bằng lối sống lành mạnh.

    3.6. Bước 6: Trả hồ sơ cho doanh nghiệp

    Khi kết quả thăm khám của tất cả các cán bộ nhân viên đã có, hồ sơ khám sẽ được trả về tận nơi doanh nghiệp theo hai hình thức là bản cứng và bản mềm.

    4. Những lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

    Trước khi thực hiện thăm khám sức khỏe cho cán bộ nhân viên, doanh nghiệp cần lưu ý:

    – Phổ biến những thông tin cần thiết cho mọi người nắm bắt.

    – Lập đầy đủ hồ sơ, thông tin cá nhân của cán bộ nhân viên nhằm đẩy nhanh bước làm thủ tục, tránh mất thời gian.

    – Lựa chọn cơ sở y tế thăm khám uy tín cho cán bộ nhân viên của công ty.

    Bên cạnh đó, người lao động cũng cần ghi nhớ:

    – Cán bộ nhân viên cần nhịn ăn ít nhất là 8 tiếng trước khi lấy mẫu xét nghiệm.

    – Nếu trong gói khám có danh mục siêu âm thì nên uống nhiều nước lọc, nhịn tiểu để hình ảnh cho ra rõ nét hơn.

    – Phụ nữ mang thai cần tránh thực hiện chụp X-quang ngực thẳng nếu không sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

    Quy định tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

    Để buổi khám sức khỏe doanh nghiệp diễn ra thành công, cần sự phối hợp từ doanh nghiệp và người lao động

    Doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý khi lựa chọn cơ sở y tế nhằm gửi gắm sức khỏe của cán bộ nhân viên của công ty. Lựa chọn một điểm đến uy tín, rộng rãi cho cán bộ nhân viên cũng như đội ngũ y tế tại đây cần có kiến thức vững vàng, chu đáo với người lao động không phải là dễ dàng. Tuy nhiên, TCI có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu đó. Tại TCI doanh nghiệp sẽ được miễn phí xây dựng gói khám phù hợp với đặc thù công việc của doanh nghiệp, trực tiếp thăm khám với các bác sĩ có trên 30 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, TCI còn miễn phí bữa ăn nhẹ sau khi lấy mẫu xét nghiệm, đội ngũ nhân viên y tế chu đáo, tận tình với khách hàng.

    Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline